Search…

Điện Ứng - Điện Kháng

Nguyễn Minh ThànhNguyễn Minh Thành
07/09/20203 min read
Điện ứng (điện kháng) là một đại lượng có trong mạch với nguồn điện xoay chiều. Bài viết giới thiệu về đại lượng điện ứng và hai linh kiện sinh ra đại lượng này.

Điện ứng (điện kháng) là gì?

Điện ứng (hay còn gọi là điện kháng) là một đại lượng, cho thấy mức độ phản ứng của linh kiện đối với dòng điện xoay chiều. Điện ứng chỉ được sinh ra với mạch có nguồn điện là nguồn xoay chiều. Tương tự với điện trở, điện ứng càng lớn thì dòng điện trong mạch càng nhỏ.

Những đặc điểm của điện ứng khác với điện trở:

  • Điện ứng thay đổi pha của dòng điện, dẫn tới chu kì dao động của dòng điện trong mạch sẽ khác với chu kì dao động của điện áp nguồn.
  • Những phần tử gây ra điện ứng thường không tạo ra năng lượng mà chỉ lưu trữ và giải phóng năng lượng.
  • Điện ứng có thể âm nên sẽ có thể giảm điện ứng của một mạch điện bằng cách mắc thêm một phần tử điện ứng khác.
  • Các phần tử điện ứng sẽ sinh mức điện ứng khác nhau phụ thuộc vào dòng điện có trong mạch.

Các phần tử điện ứng

Tụ điện

Tụ điện là một phần tử bao gồm 2 bản kim loại và ngăn cách nhau bởi 1 lớp điện môi, có chức năng làm chậm pha dòng điện so với điện áp nguồn một góc 90 độ. Điện ứng của tụ điện được kí hiệu là XC và thường được tính bởi công thức:

Công thức tính điện ứng (điện kháng) của cuộn dây

Trong đó:

  • ω: Vận tốc pha của dòng điện
  • C: Điện dung tụ điện
  • ƒ: Tần số nguồn điện

Ở mạch có nguồn điện một chiều thì tụ điện sẽ hoạt động theo nguyên lý “nạp – xả”. Khi đó, tụ điện khi được nạp đến mức điện tích cân bằng với điện áp nguồn, tụ điện sẽ ngay lập tức xả điện tích và trở thành một nguồn điện với chiều giống với chiều nguồn điện.

Ở mạch có nguồn điện xoay chiều, tụ điện sẽ hoạt động tương tự khi ở trạng thái hoạt động đối với mạch một chiều. Tuy nhiên, việc nạp – xả của tụ điện lúc này sẽ diễn ra một cách xoay chiều, biến tụ điện thành một nguồn xoay chiều.

Linh kiện tụ điện giấy, tụ điện tròn
Các loại tụ điện

Cuộn dây (cuộn cảm)

Cuộn dây là phần tử bao gồm cuộn dây còn lớp cách điện quấn xung quanh một lõi thép non, giúp cho dòng điện trong mạch sẽ dao động nhanh hơn điện áp nguồn một góc 90 độ. Điện ứng của cuộn dây được kí hiệu là XL và thường được tính bởi công thức:

XL = ωL = 2πƒL

Trong đó:

  • ω: Vận tốc pha của dòng điện
  • L: Từ dung tụ điện
  • ƒ: Tần số nguồn điện

Ở mạch có nguồn điện một chiều, cuộn cảm được xem như dây dẫn.

Ở mạch có nguồn điện xoay chiều, sẽ nhận một lượng điện tích, gây hiệu ứng tăng cường độ dòng điện cảm ứng. Dòng điện cảm ứng này được sinh ra theo định luật Lenz và từ đó khiến cho dòng điện trong mạch sẽ bị chậm pha một góc 90 độ so với điện áp của nguồn điện.

Cuộn cảm, cuộn dây
Cuộn cảm
IO Stream

IO Stream Co., Ltd

developer@iostream.co
383/1 Quang Trung, ward 10, Go Vap district, Ho Chi Minh city
Business license number: 0311563559 issued by the Department of Planning and Investment of Ho Chi Minh City on February 23, 2012

©IO Stream, 2013 - 2025