Sự ra đời của mạch Breadboard
Trong quá trình làm việc với Arduino, để lắp ráp thử mạch điện, sẽ rất bất tiện khi cứ phải hàn linh kiện mà chưa thể biết hàn như vậy có đúng hay không, hoặc có thể hàn được nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần, sẽ làm hư các linh kiện, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
Breadboard ra đời giúp giải quyết vấn đề trên, có rất nhiều loại mạch Breadboard khác nhau trên thị trường, tùy vào nhu cầu sử dụng, loại thông dụng là Breadboard 400 lỗ cắm hoặc Breadboard 830 lỗ.
Có thể xem mạch Arduino như linh hồn, còn Breadboard là mạch máu.
Cấu tạo
Việc kết nối được các phần cứng cần thiết thông qua lỗ có khoảng cách 0.1" có gắn trên dải kim loại trong bảng nhựa. Mỗi dải cung cấp một kết nối điện để kết nối linh kiện và có thể bổ sung dễ dàng. Trên mạch Breadboard có thể tăng diện tích bằng cách kết nối nhiều mạch Breadboard với nhau thông qua những chốt ở cạnh của Breadboard.
Trên Breadboard được ghi chú vị trí tọa độ bằng chữ, số và màu giúp xác định được vị trí cần cắm dễ dàng hơn.
Cách thức hoạt động
Lỗ cắm của breadboard được kết nối với nhau theo quy tắc:
- Đường kẻ màu đỏ (a, d): dòng điện sẽ đi theo chiều ngang.
- Đường kẻ màu xanh dương (b, c): dòng điện sẽ đi theo chiều dọc.
Các khu vực a - b - c - d: mỗi vùng đều tách biệt, dòng điện ở vùng nào thì chỉ vùng đó có.